Tranh tụng vụ án kinh doanh – thương mại

Tư vấn giải quyết về tranh chấp kinh doanh thương mại là dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp và đang có chiều hướng ngày càng gia tăng tại Công ty chúng tôi trong thời gian vừa qua. Không chỉ dừng lại ở việc tư vấn các vấn đề pháp lý, mà bên tư vấn còn đi sâu vào các phương giải quyết tranh chấp bằng còn đường Tòa án – Tố tụng.

Với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn giải quyết về tranh chấp kinh doanh thương mại, cùng với sự tận tâm trong công việc, chúng tôi đang từng ngày hoàn thiện và cung cấp tới Quý khách hàng dịch vụ Tư vấn giải quyết về tranh chấp kinh doanh thương mại chất lượng, nhanh gọn và mang tính hiệu quả cao.

Tranh chấp kinh doanh thương mại có các đặc điểm cơ bản sau:

  • Phát sinh trực tiếp từ hoạt động kinh doanh thương mại – hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận, bao gồm một số hoạt động như: Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
  • Phát sinh trên cơ sở Hợp đồng kinh doanh thương mại: là sự giao kết giữa các bên (doanh nghiệp) trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại.
  • Mang yếu tố tài sản và gắn liền với lợi ích các bên trong tranh chấp.
  • Có sự vi phạm nghĩa vụ: là việc thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nội dung nghĩa vụ của một trong các bên các bên. Sự vi phạm này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại.

Các phương thức giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại:

Hiện này có các phương thức giải quyết giải quyết tranh chấp hợp đồng sau:

1. Thương lượng, hòa giải

Các bên có quyền tự định đoạt để giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên tự do thỏa thuận và lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp.

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên thông qua việc các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết mâu thuẫn.

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

– Ưu điểm:

  • Đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, thủ tục tiến hành linh hoạt, mềm dẻo.
  • Nếu thành công không gây sự đối kháng giữa hai bên và các bên có khả năng tiếp tục hợp tác cùng nhau.
  • Giữ được uy tín và bí mật kinh doanh của các bên.

– Hạn chế:

  • Khả năng thành công và việc thi hành kết quả thấp.
  • Phụ thuộc vào sự tự nguyện, thiện chí của các bên.
  • Kết quả thương lượng, hòa giải không được bảo đảm bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc.

2. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn, thỏa thuận với sự tham gia của bên thứ ba (Hội đồng trọng tài), không mang tính quyền lực nhà nước. Các bên tranh chấp được quyền lựa chọn trọng tài viên, quyết định ngôn ngữ, địa điểm và thời gian giải quyết.

– Ưu điểm:

  • Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, không bị kháng cáo trừ trường hợp một trong các bên tranh chấp yêu cầu và có căn cứ chứng minh.
  • Được công nhận quốc tế thông qua các công ước quốc tế được ký kết.
  • Cơ quan trọng tài hoàn toàn trung lập, các trọng tài viên có trình độ, chuyên môn cao.
  • Đảm bảo bí mật kinh doanh, uy tín của các bên.
  • Mang tính linh hoạt, đảm bảo tốt quyền định đoạt của các bên. Các bên có thể tự quyết định chọn hình thức tổ chức trọng tài cũng như trọng tài viên.

– Hạn chế:

  • Các trọng tài viên gặp khó khăn trong quá trình điều tra, xác minh và thu thập chứng cứ.
  • Phụ thuộc vào thiện chí của các bên, nếu một trong các bên không thiện chí thì quá trình giải quyết sẽ luôn có nguy cơ trì hoãn, không thể thành lập được hội đồng trọng tài.

3. Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án

Là phương thức giải quyết tranh chấp khi các bên không tự thương lương, hòa giải hoặc thương lượng, hòa giải nhưng không thành thì nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

– Ưu điểm:

  • Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh nhà nước nên bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
  • Giải quyết bằng tòa án có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế đảm bảo bản án, quyết định đó được chính xác, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.
  • Tòa án mang quyền lực nhà nước nên có thẩm quyền nhất định trong việc thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình xét xử.

– Nhược điểm:

  • Tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí của các bên tham gia tố tụng.
  • Nguyên tắc xét xử công khai sẽ làm cho các bên khó bảo vệ được bí mật kinh doanh hoặc uy tín của mình trong quá trình xét xử.

Leave Comments

0932.901.555
0789634449